08:49 02/10/2020 Lượt xem: 3381
Báo cáo giám sát môi trường là gì? Báo cáo giám sát môi trường là báo cáo kết quả quan trắc số liệu của mỗi công ty giúp cho công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm và đưa ra giải pháp xử lý môi trường.
- Báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được lồng ghép trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020 (theo quy định tại khoản 4 và 5 Điều 40 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT).
1. Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm sau (điều 37, thông tư 25/2019/TT-BTNMT)
- Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
- Lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện công tác thanh, kiểm tra;
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Báo cáo lần đầu được gửi trước ngày 31 tháng 01 năm 2021.
- Gửi báo cáo tới các cơ quan như sau:
+ Cơ quan đã phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ về môi trường tương đương của dự án, cơ sở;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ)
2. Căn cứ pháp lý thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 01/01/2015;
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 15/07/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 40/2019/NĐ-CP
3. Hồ sơ cần thiết thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất
- Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường/Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Hợp đồng thu gom và xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn sản xuất không nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt
- Xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Tùy theo ngành nghề, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.
4. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Ban quản lý Khu công nghiệp
- Ban quản lý Khu kinh tế
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các bộ khác.
5. Xử phạt vi phạm khi không thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ (khoản 7 điều 12 nghị định 155/2016 NĐ-CP)
Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đối với hành vi không báo cáo kết quả giám sát chất thải định kỳ (một năm một lần trước ngày 31 tháng 01 hàng năm) hoặc đột xuất cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
6. Quy trình thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ và các hồ sơ môi trường khác cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, … trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang; Hậu Giang; Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau...
0939 873 836
0292 373 4624