Quy định về quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
08:31 02/10/2020Lượt xem: 1690
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Namchuyên tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ môi trường khác như kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch vận hành thử nghiệm, báo cáo xác nhận hoàn thành công trình xử lý chất thải, giấy phép xả thải, đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại, giấy phép khai thác nước ngầm nước mặt,...cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, … trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang; Hậu Giang; Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau.. Quy định về quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án(điều 10 thông tư 25/2019/TT-BTNMT) 1. Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải: -Việc lấy mẫu nước thảiphù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước - lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải. - Cách lấy mẫu: Một mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất, được trộn đều với nhau.- Thời gian và số lần lấy mẫu: Mẫu đầu vào và đầu ra của nước thải được thu 5 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày cùng với mẫu nước thải tại các công đoạn xử lý; Sau đó thu liên tục mẫu đầu vào và đầu ra 7 ngày tiếp theo sau đó (01 mẫu nước thải đầu vào và 07 mẫu nước thải đầu ra). 2. Quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: - Một mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục (phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc và phương pháp khác theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường) để đo đạc, phân tích các thông số theo quy định; - Cách lấy mẫu: Một mẫu tổ hợp được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất;
- Thời gian và số lần lấy mẫu: Mẫu đầu vào (nếu có) và đầu ra của khí thải được thu 5 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày; Sau đó thu liên tục mẫu đầu vào và đầu ra 7 ngày tiếp theo sau đó.
3. Quan trắc đối với chất thải rắn
Việc quan trắc, phân định, phân loại chất thải rắn (bao gồm cả bùn thải) là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được thực hiện theo QCVN 50/2013/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước. 4. Thời gian thực hiện: - Trong 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày Hợp đồng có hiệu lực sẽ hoàn chỉnh hồ sơ Đề nghị vận hành thử nghiệm trình Sở TNMT xem xét lập đoàn kiểm tra thực tế và cho phép vận hành thử nghiệm.
- Sau khi được vận hành thử nghiệm sẽ tiến hành thu mẫu theo đúng kế hoạch và Thông tư 25/2019/BTNMT. Sau khi kết thúc quá trình thu mẫu 15 ngày làm việc sẽ trình hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của nhà máy. 5. Giấy tờ bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị cho phép vận hành thử nghiệm;
- Thông báo chấp thuận vận hành thử nghiệm của Sở TNMT;
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT.