CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

 10:00 26/12/2019        Lượt xem: 2656

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Giới thiệu

Ngành dệt nhuộm sử dụng một lượng lớn nước để sản xuất. Đồng thời thải ra một lượng nước thải đáng kể cho môi trường. Nước thải dệt nhuộm là một trong những loại nước thải ô nhiễm nặng. Hàm lượng các chất hữu cơ cao, khó phân hủy, pH giao động từ 9 – 12 do thành phần các chất tẩy. Có thể gây ô nhiễm môi trường trầm trọng trong thời gian dài. Nếu chưa được xử lý và xử lý chưa đạt QCVN mà thải ra ngoài thì các hóa chất này có thể giết chết vi sinh vật xung quanh. Ngoài ra, nước thải dệt nhuộm thường có độ màu rất lớn và thay đổi thường xuyên tùy loại thuốc nhuộm. Nhiệt độ cao nên cần phải được xử lý triệt để để trước khi thải ra, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Quy trình sản xuất ngành dệt nhuộm:

Quy trình sản xuất ngành dệt nhuộm

Thành phần, tính chất nước thải dệt nhuộm:

Dệt nhuộm là một trong những ngành đòi hỏi sử dụng nhiều đến nước và hóa chất. Các kết quả phân tích đặc điểm nước thải cho thấy:

Lượng nước thải thường lớn chủ yếu từ công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy.

Nước thải chứa hỗn hợp phức tạp các hóa chất dư thừa dưới dạng các ion, các kim loại nặng và các tạp chất tách ra từ xơ sợi:

  • Nước thải tẩy giặt có pH dao động từ 9 – 12. Hàm lượng chất hữu cơ cao (COD có thể lên tới 1000 – 3000 mg/l). Độ màu của nước thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu có thể lên tới 10.000 Pt-Co. Hàm lượng cặn lơ lửng đạt giá trị 2000 mg/l.
  • Nước thải nhuộm thường không ổn định và đa dạng (hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 60 – 70%, 30 – 40%).

Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng hóa chất sử dụng.

Bảng thông số nước thải dệt nhuộm:


Bảng thông số nước thải dệt nhuộm

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm:

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Thuyết minh quy trình:

Xử lý sơ bộ (xử lý nước thải dệt nhuộm)

Nước thải dệt nhuộm sau khi được thải ra sẽ được đi qua song chắn rác thô. Tại đây rác có kích thước lớn bị giữ lại tại song chắn rác thô. Nước thải chảy qua một song chắn rác tinh với kích thước mỗi song là 2mm nhằm loại bỏ rác mịn như là các bông chỉ từ công đoạn cắt bông trong máy nhuộm. Rác thô và tinh bọ giữ lại sẽ được định kỳ vớt bỏ.

Nước thải sau khi được tách rác được bơm lên bể điều hòa 1 và 2. Tại bể này thì được bố trí đĩa thổi khí thô nhằm mục đích làm giảm nhiệt độ trong nước thải. Ngoài ra còn điều hòa lưu lượng và nồng độ chất thải. Ổn định để đi qua các công trình tiếp theo.

Xử lý hóa lý (xử lý nước thải dệt nhuộm)

Nước thải từ bể điều hòa 2 sẽ được bơm lên bể keo tụ. Tại bể keo tụ các hóa chất như phèn, Polymer được châm vào nhằm tăng hiệu quả của quá trình keo tụ. Từ bể keo tụ, nước thải tự chảy qua bể tạo bông. Quá trình keo tụ tạo bông diễn ra đồng thời nhằm tạo kết dính các chất bẩn trong nước ở dạng lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng trong bể lắng.

Bùn lắng hóa lý được bơm về bể chứa bùn để xử lý. Nước thải sau lắng được dẫn qua bể Aerotank. Nước thải sau bể keo tụ, tạo bông giảm được độ màu và pH = 6.5 – 8.4. Các vi sinh vật trong bể Aerotank sẽ xử lý triệt để COD, BOD và toàn bộ lượng màu cần thiết để đạt quy chuẩn xã thải. Nước thải sau khi loại bỏ được 1 phần độ màu và SS sẽ được dẫn qua bể trung gian, nhằm ổn định lưu lượng trước khi được đưa vào bể Aerotank.

Xử lý sinh học (xử lý nước thải dệt nhuộm)

Tại bể Aerotank diễn ra quá trình sinh học hiếu khí. Không khí cấp từ các máy thổi khí thông qua hệ thống phân phối khí dưới bể sẽ giúp vi sinh vật dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Nước thải tiếp tục được đưa sang bể lắng sinh học. Tại đây diễn ra quá trình phân tách giữ nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy và được dẫn về bể chứa bùn thông qua hệ thống thu bùn dưới đáy. Còn nước thải ở phía trên mặt sẽ tràn sang bể khử trùng và xử lý các loại vi khuẩn còn sót lại trong nước thải. Sau đó nước thải được đưa ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 13:2015/BTNMT.

Xử lý bùn

Bùn thải từ bể lắng hóa lý và bể lắng sinh học sẽ được đưa về bể chứa bùn. Sau đó đưa qua bể nén bùn để nén hết nước có trong bùn thải. Được châm polyme đưa vào máy ép bùn để làm giảm độ ẩm trong bùn dễ dàng cho quá trình vận chuyển. Bùn sau khi được ép sẽ được lưu lại trong kho và có đơn vị đến thu gom theo định kỳ.

 

 

Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây