Xử lý nước thải chăn nuôi heo

 16:29 17/09/2019        Lượt xem: 2424

Xử lý nước thải chăn nuôi heo

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.  Bên cạnh những mặt tích cực, vấn đề môi trường do ngành chăn nuôi gây ra đang được dư luận và các nhà làm công tác môi trường quan tâm. Nguồn nước thải chăn nuôi là một nguồn nước thải có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, virus, vi trùng, trứng giun sán… Nguồn nước này có nguy cơ gây ô nhiễm các tầng nước mặt, nước ngầm và trở thành nguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc. Đồng thời nó có thể lây lan một số bệnh cho con người và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Công ty TNHH Phát triển công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn, thiết kế, lắp đặt các công trình xử lý nước thải chăn nuôi heo ở các tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang.... Công ty của chúng tôi với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và lắp đặt hệ thống hầm ủ/túi ủ biogas và hệ thống xử lý nước thải, giúp chủ hộ vừa tiết kiệm chi phí điện và gas dùng trong đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng...vừa giải quyết được vấn đề về môi trường.

1. Thành phần và nguồn gốc phát sinh nước thải chăn nuôi

Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo,..hợp chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium,… Hàm lượng N,P rất cao do khả năng hấp thu N, P của gia súc gia cầm rất kém nên chúng sẽ thải ra ngoài. Nước thải chăn nuôi heo còn có nhiều mầm bệnh và các loại virut, vi trùng, trứng ấu trùng giun sán,...

STT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

01

pH

 

5,5 – 7,8

02

CODTC

mg/l

1.500–3.500

03

BOD5

mg/l

800–1.400

04

TSS

mg/l

800–1.000

05

Tổng Nitơ/ Total N

mg/l

150–200

06

Tổng Photpho/ Total P

mg/l

60 – 80

07

Coliform

MPN/100ml

10-106

2. Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo

công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo, xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả nhất, cách xử lý nước thải chăn nuôi, xử lý nước thải chuồng trại, xử lý nước thải chăn nuôi heo ở cần thơ, quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo ở cần thơ

Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo

3. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo

Nước thải chăn nuôi heo sẽ được chảy vào hầm biogas, tại hầm biogas xử lý được phần lớn chất hữu cơ, giảm đáng kể lượng khí độc phát sinh, diệt các mầm bệnh trong nước thải, đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền. Sau khi nước thải vào đầy hầm biogas sẽ chảy tràn theo đường ống qua bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo. Tại bể điều hòa được khuấy trộn nhằm xáo trộn đều nồng độ và lưu lượng.
Nước thải từ bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải tiếp tục qua bể hầm ủ biogas. Trong hầm ủ biogas, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới

Khí biogas được thu lại để tận dụng làm nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt, cặn lắng trong hầm ủ sẽ được về bể chứa bùn và xử lý định kỳ.

Nước thải tiếp tục qua bể aerotank (hiếu khí) bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thải lơ lững trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Khi ở trong bể, các chất lơ lững đóng vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N,P) làm thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành các tế bào mới. Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đo phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng sinh học, bằng cách tuần hoàn bùn về bể aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn hoạt tính dư được đưa về bể chứa bùn, sau đó ra sân phơi bùn. Bùn được thu gom để sản xuất phân bón.

Bể aerotank hoạt động phải có hệ thống cung cấp khí đầy đủ và liên tục. Nước thải cuối bể aerotank của hệ thống xử lý nước thải tiếp tục chảy tràn qua bể lắng, phần nước sạch trong bể lắng được qua bể khử trùng. Tại bể khử trùng được châm NaOCl diệt những vi khuẩn còn sót lại. Nước sau bể khử trùng được chảy ra hồ sinh học, giúp ổn định dòng nước và làm giảm các vi sinh vật gây bệnh.

Cuối cùng nước thải được thải ra nguồn tiếp nhận theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT cột A hoặc cột B tùy thuộc vào từng trang trại.
Trên đây là quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo cơ bản với công nghệ tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về công nghệ tiên tiến khác trong xử lý nước thải chăn nuôi heo.

Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây