07:41 18/09/2019 Lượt xem: 2378
Ngành sản xuất hóa mỹ phẩm là một trong những ngành phát triển tương đối nhanh. Hiện nay, trên thế giới, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày một tăng cao. Các công ty sản xuất mỹ phẩm nổi tiếng cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn và ở Việt Nam, các thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tin cậy như P&G, Unilever, Colgate & Palmolive… Do những nhu cầu của con người sử dụng các sản phẩm từ mỹ phẫm ngày càng tăng nên các công ty sản xuất mỹ phẩm hình thành nhiều hơn, số lượng sản xuất gia tăng nhiều. Vì vậy mà các vấn đề về môi trường cũng phát sinh nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của con người, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước do nước thải ngành hóa mỹ phẩm thải ra ngoài môi trường mà chưa được xử lý hay xử lý chưa triệt để. Chính vì thế mà các nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm cần phải được thiết kế hệ thống xử lý nước thải hóa mỹ phẩm là hết sức cần thiết.
1. Thành phần và nguồn gốc phát sinh nước thải hóa mỹ phẩm
Nước thải hóa mỹ phẩm chủ yếu ô nhiễm về mặt hóa học, chủ yếu chứa các chất hoạt động bề mặt, hàm lượng cặn lơ lửng, một vài hóa chất có trong thành phần nguyên liệu. Nguồn nước thải chủ yếu sinh ra trong quá trình rửa thiết bị và đường ống vào cuối ca hay thay đổi sản phẩm cùng với một số loại nguyên liệu tồn lưu.
Ngoài ra còn có nguồn nước thải từ khu nhà ăn, khu vệ sinh… và nước thải sinh hoạt của công nhân từ các khu này cần phải có hệ thống xử lý riêng.
Bảng nồng độ ô nhiễm trong nước thải sản xuất mỹ phẩm
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Nồng độ |
||
Cột A |
Cột B |
|||
pH |
- |
2,5 - 4 |
6 - 9 |
5,5 - 9 |
SS |
mg/l |
230 - 460 |
50 |
100 |
BOD5 |
mg/l |
4000 - 6000 |
30 |
50 |
COD |
mg/l |
10000 - 16000 |
75 |
100 |
N-tổng |
mg/l |
235 - 325 |
20 |
40 |
2. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất mỹ phẩm
Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất mỹ phẩm
3. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất ngành mỹ phẩm
Nước thải đầu vào được dẫn về hố thu gom, trước khi vào hố thu nước thải được dẫn qua song chắn rác để chắn rác có kích thước lớn nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình hoạt động.Trong hố thu gom có lắp đặt bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa, bể điều hòa có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình xử lý. Trong bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục nhờ 2 máy thổi khí hoạt động luân phiên.
Sau khi qua bể điều hòa nước thải hóa mỹ phẩm sẽ được cho qua bể keo tụ – tạo bông.Tại đây, nước thải được cấp hóa chất là chất điều chỉnh pH, chất hỗ trợ quá trình keo tụ – tạo bông…sau đó nước thải được cho qua bể lắng 1 (lắng hóa lý). Dưới tác dụng của trọng lực,các bông bùn sẽ lắng xuống và nước thải theo máng thu chảy qua bể kỵ khí.
Trong bể sinh học kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới
Saubể kỵ khí nước thải được dẫn qua cụm bể thiếu khí và bể hiếu khí. Bể thiếu khí kết hợp hiếu khí được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí có nhiệm vụ phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ thành sinh khối, CO2 và nước. Các sinh vật này tập hợp lại dưới dạng bông bùn hoạt tính, chúng sử dụng oxy hòa tan từ hệ thống phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm diễn ra triệt để. Nước thải sẽ được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên. Từ đó, bùn hoạt tính được hoàn lưu lại quá trình thiếu khí để tiếp tục nhiệm vụ của mình.
Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn ( vi sinh vật). Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn về bể thiếu khí nhằm duy trùy nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn. Bùn được lưu trữ và được đơn vị có chức năng thu gom xử lý định kỳ. Tại Bể khử trùng clorine sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới ảnh hưởng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật có hại trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh, nước thải sau xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, và xả ra nguồn tiếp nhận.
Trên đây là quy trình xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm cơ bản, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn chi tiết về công nghệ xử lý nước thải mới nhất hiện nay.
0939 873 836
0292 373 4624