XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

 07:46 13/12/2019        Lượt xem: 1734

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

1. Tổng quan hoạt động chế biến thức ăn chăn nuôi

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, do đó vị trí của ngành chăn nuôi vô cùng quan trọng đối với kinh tế đất nước. Những năm gần đây, hoạt động chăn nuôi có bước phát triển khi có nhiều cơ sở chăn nuôi lớn đi vào hoạt động với qui mô công nghiệp, thay vì chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình truyền thống.

Chính vì vậy nguồn thức ăn cho chăn nuôi cũng có sự chuyển biến, bên cạnh việc tận dụng các nguồn thực phẩm thừa thải để làm thức ăn, thì các cơ sở chăn nuôi lớn lẫn hộ gia đình đều bổ sung thêm thức ăn chăn nuôi được sản xuất tại nhà máy, để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của gia súc gia cầm, chất lượng thành phẩm tốt hơn và rút ngắn thời gian nuôi.

Hệ thống thực hành sản xuất tốt, viết tắt là GMP+ là tiêu chuẩn mà các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hướng tới hiện nay. Chứng nhận GMP + giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình. Tiêu chí ” YÊU CẦU KIỂM SOÁT VỆ SINH NHÀ XƯỞNG , MÔI TRƯỜNG” là 1 trong 5  tiêu chí để đạt được GMP +. Do đó, đầu tư cho một Hệ thống xử lý nước thải cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi đạt hiệu quả cao là điều vô cùng cần thiết.

2. Thành phần tính chất nước thải cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi

Trong thành phần thức ăn chăn nuôi thì bột xương thịt là một nguyên liệu quan trọng để bộ sung đạm cũng như cung cấp acid amin. Bột xương thịt được làm từ đạm tái chế của động vật, các phụ phẩm bao gồm thịt dư và các bộ phận không ăn được và xác chết động vật như bò, heo, gà,… sau đó sẽ được nấu chính rồi qua quá trình phân loại để loại bỏ lông, tóc, móng, máu, dạ dày chỉ để lại thịt và xương, chúng sẽ được xay mịn và sấy khô xuống độ ẩm dưới 10% để bảo quản.

Thành phần dinh dưỡng trong bột xương thịt được quy định bởi Hiệp hội sản xuất thức ăn (AAFCO)  như sau:

  • Protein thô: 49,0-52,8%
  • Tổng phốt pho: 3,5-5,0%
  • Lysine: 2,2-3,0%
  • Chất béo thô: 8,5-14,8%
  • Canxi: 6,0-12,0%

Nước thải sản xuất thức ăn chăn nuôi phát sinh từ quá trình sơ chế nguyên liệu đầu vào, rửa dụng cụ, dây chuyền sản xuất, làm sạch nhà xưởng,… Do đó, khi xử lý nước thải cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi cần chú ý các tính chất:

  • BOD, COD cao
  • Chất béo nhiều
  • Nito, photpho cao
  • TSS

3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi

Nếu doanh nghiệp có vấn đề liên quan đến quy trình xử lý nước thải cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi hay có nhu cầu xây dựng, cải tạo hay vận hành, hãy liên hệ với CLEANTECH PHƯƠNG NAM để được tư vấn kỹ hơn.

Liên hệ: 0939 873 836

4. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi

Nước thải sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa nhiều tạp chất như nội tạng động vật, rau, cỏ,…. trong quá trình sơ chế. Do đó cần phải đi qua song chắn rác trước để tránh bị tắc nghẽn ống cho các công trình phía sau.

Mỡ là thành phần chứa nhiều trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, do đó, sau khi qua song chắn rác để loại bỏ các chất rắn kích thước lớn thì nước cần qua bể tách mỡ để tuyển nổi các chất béo.

Nước tiếp tục được đi qua bể điều hòa nhằm đảm bảo lưu lượng và nồng độ. Khí được cung cấp ngoài tác dụng điều hòa nồng độ còn có thể giúp giải quyết một lượng nhỏ BOD.

Tiếp theo là quá trình keo tụ tạo bông và lắng. PAC là chất keo tụ được thêm vào trong bể phản ứng, Polymer là chất trợ keo tụ được thêm vào trong bể tạo bông. Các bông cặn được hình thành sẽ được lắng theo trọng lực trong bể lắng hóa lý, lôi kéo theo các chất rắn lơ lững.

Công nghệ áp dụng chính để xử lý nước thải sản xuất thức ăn chăn nuôi là công nghệ AAO ( Anerobic-anoxic-oxic). Nước sẽ được đi qua 3 bể: Anerobic, Anoxic, Aerotank.

Anerobic là bể sinh học kỵ khí ngược dòng tuần hoàn bùn. Anerobic chia làm 3 vùng:

  • Vùng dưới cùng là vùng thích nghi
  • Vùng giữa là vùng xử lý, tại đây xảy ra giai đoạn chuyển hóa chất hữu cơ, xử lý COD với 4 giai đoạn chính của phân hủy kị khí là: thủy phân, lên men acid, acetic hóa và metan hóa.
  • Vùng trên là vùng lắng. Nước sau quá trình xử lý sẽ được đẩy lên vùng lắng, vào máng dẫn và thoát ra khỏi bể, đi đến công trình tiếp theo.

Công trình tiếp theo là anoxic, tại đây Nito và Photpho có trong nước thải sẽ được xử lý.

Nước được dẫn vào bể Aerotank, các vi sinh vật hiếu khí sẽ xử lý triệt để BOD trong nước thải.

Nước được tuần hoàn từ Aerotank vào Anoxic nhằm tăng khả năng xử lý nitrat.

Bùn được tuần hoàn từ bể lắng sinh học sang Aerotank, Anoxic và Anerobic nhằm đảm bảo nồng độ bùn hoạt tính trong bể.

Bùn dư từ bể Anerobic, bể lắng hóa lý, bể lắng sinh học được gom lại trong bể chứa bùn và được xử lý phía sau.

Sau khi qua quá trình lắng sinh học, nước thải tiếp tục cho qua bể lọc áp lực nhằm loại bỏ những chất lơ lửng chưa lắng được từ bể lắng.

Khử trùng bằng clorine là công đoạn cuối cùng nhằm đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh có trong nước thải.

Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận

Tin liên quan
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây