09:35 19/09/2019 Lượt xem: 4306
Rác là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào của cuộc sống không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, lượng rác ngày càng nhiều và dần trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống.
Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người. Rác sinh hoạt thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học....
1. Phân loại rác thải
2. Phương pháp giảm thiểu rác thải hiệu quả
a. Phương pháp thu gom
b. Phương pháp hố chôn
Hố chôn rác di động: là một trong những mô hình xử lí rác thải hữu cơ. Đây là mô hình dễ ứng dụng, linh hoạt mà không kém phần hiệu quả. Được gọi là hố rác di động vì hố này thể tích nhỏ (cỡ vài trăm lít), khi hố đầy có thể chuyển sang hố khác sử dụng và hố được chính người dân xây dựng và duy trì hoạt động. Hố rác di động là một trong những giải pháp xử lí rác hữu cơ đơn giản và hiệu quả.
c. Các phương pháp giảm thiểu rác thải khác
Thay thế túi nilon trong các hoạt động mua bán ở các chợ bằng các loại:
- Túi giấy
- Túi vải sử dụng nhiều lần
- Túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần
- Túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học
3. Tái sử dụng rác thải vô cơ
- Sử dụng các chai lọ để làm dụng cụ handmade: vật dụng trang trí, lọ đựng bút, chậu trồng cây, chậu nuôi cá,…
4. Tái chế rác thải hữu cơ
Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost dùng trong nông nghiệp.
- Quy mô chế biến tập trung: Rác được phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo phân vi sinh. Thành lập nhà máy chế biến phân compost cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành tương đối cao.
- Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ dễ phân hủy được phân loại riêng và ủ thành phân compost ngay trong sân vườn. Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất.