08:22 02/10/2020 Lượt xem: 3346
1. Đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
- Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp bộ: Phụ lục III Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
- Danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp sở: Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
- Đối tượng lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định trong điều 6 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP như sau:
+ Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
+ Tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án; thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp; bổ sung vào khu công nghiệp ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và nhóm II Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ pháp lý thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014;
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư hướng dẫn thực hiện Thông tư số 25/2019;
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP: quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
3. Hồ sơ cần thiết thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
- Thỏa thuận địa điểm xây dựng .
- Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất
- Sơ đồ vị trí dự án
- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải
- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)
Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.
4. Hồ sơ đề nghị thẩm định/phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (được quy định tại điều 8, nghị định 40/2019/NĐ-CP)
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được chủ dự án gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại khoản 3 Điều này, gồm:
- 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;
- 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt bao gồm:
- 01 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo ĐTM (Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I nghị định 40/2019/NĐ-CP);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đóng thành bản cứng.
Thời gian thực hiện thẩm định và phê duyệt ĐTM:
Chủ dự án phải hoàn thiện ĐTM theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn không quá 12 tháng sau khi kết thúc quá trình thẩm định và phê duyệt.
5. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
- Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định chi tiết tại điều 3 nghị định 40/2019 NĐ-CP như sau:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
+ Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ không có cơ quan chuyên môn về môi trường để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án trình tới Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để lấy ý kiến trước khi xem xét, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ do bộ, cơ quan ngang bộ gửi tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản trả lời các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu tại Phụ lục kèm theo Mẫu số 06 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi bộ, cơ quan ngang bộ để làm cơ sở xem xét, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
6. Các hồ sơ khác sau khi dự án đi vận hành:
Khi dự án đi vào vận hành, Chủ dự án phải thực hiện:
- Lập văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử ngiệm các công trình xử lý chất thải (Mẫu số 09 phụ lục VI nghị định 40 NĐ-CP);
- Lập văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường (Mẫu số 12 phụ lục VI nghị định 40 NĐ-CP);
- Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, và biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (Mẫu số 13 phụ lục VI nghị định 40 NĐ-CP).
- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ;
- Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải;
- Giấy phép xả thải;
- Hồ sơ khai thác nước ngầm, nước mặt.
7. Xử phạt vi phạm không lập báo cáo đánh giá tác động môi tường (ĐTM)
- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ phê duyệt bị phạt từ 150 - 200 triệu.
- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt bị phạt từ 200 - 250 triệu.
- Không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định bị phạt từ 160 - 280 triệu.
8. Quy trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và các hồ sơ môi trường khác cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, … trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang; Hậu Giang; Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau...hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn.
Hotline: 0939 873 836– Email: cnsphuongnam@gmail.com
0939 873 836
0292 373 4624