08:30 25/11/2019 Lượt xem: 2387
Giới thiệu nguyên liệu chế biến lạp xưởng
Lạp xưởng: Phần lớn lạp xưởng được làm từ thịt heo. Ngoài ra, lạp xưởng còn làm từ các nguyên liệu khác như: thịt bò, tôm, gan gà, gan heo,...
1. Thành phần và nguồn gốc phát sinh nước thải trong chế biến lạp xưởng
Nước thải chế biến Lạp xưởng được xếp vào nhóm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Nước thải thường phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn tẩy rửa dụng cụ, tẩy sàn nhà sau khi thực hiện xong công việc và nước thải sinh hoạt của công nhân.
Thành phần đặc trưng của nước thải chế biến Lạp xưởng là thành phần chất hữu cơ, dầu mỡ, chất cặn lơ lững,...
Bảng nồng độ ô nhiễm trong nước thải chế biến Lạp xưởng
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Nồng độ |
|
pH |
- |
2,5 - 4 |
|
SS |
mg/l |
300 |
|
BOD5 |
mg/l |
1500 - 1700 |
|
COD |
mg/l |
1700 - 2000 |
|
Dầu mỡ |
mg/l |
250 - 500 |
|
2. Công nghệ xử lý nước thải sản chế biến Lạp xưởng
Sau khi qua bể điều hòa nước thải chế biến lạp xưởng sẽ được cho qua bể kỵ khí.Tại bể sinh học kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới
Sau bể kỵ khí nước thải được dẫn qua cụm bể thiếu khí và bể hiếu khí. Bể thiếu khí kết hợp hiếu khí được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí có nhiệm vụ phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ thành sinh khối, CO2 và nước. Nước thải sẽ được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên. Từ đó, bùn hoạt tính được hoàn lưu lại quá trình thiếu khí để tiếp tục nhiệm vụ của mình.
Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn ( vi sinh vật). Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn về bể thiếu khí nhằm duy trùy nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn. Bùn được lưu trữ và được đơn vị có chức năng thu gom xử lý định kỳ. Tại Bể khử trùng clorine sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới ảnh hưởng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật có hại trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh, nước thải sau xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, và xả ra nguồn tiếp nhận.
Trên đây là quy trình xử lý nước thải chế biến lạp xưởng cơ bản, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn chi tiết về công nghệ xử lý nước thải mới nhất hiện nay.
0939 873 836
0292 373 4624