Hướng dẫn bảo dưỡng máy bơm chìm nước thải nhanh chóng
01:42 12/01/2021Lượt xem: 1143
Máy bơm chìm nước thải là loại máy bơm chuyên dụng làm việc trong môi trường khắc nghiệt vì vậy việc bảo dưỡng máy bơm chìm này là việc làm cần thiết và phải được quan tâm thực hiện định kỳ để việc sử dụng sản phẩm được lâu dài, bền vững và hiệu quả.
Máy bơm chìm nước thải là loại máy bơm chuyên dụng làm việc trong môi trường khắc nghiệt vì vậy việc bảo dưỡng máy bơm chìm này là việc làm cần thiết và phải được quan tâm thực hiện định kỳ để việc sử dụng sản phẩm được lâu dài, bền vững và hiệu quả.
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc 3 bước bảo dưỡng máy bơm chìm nước thải nhanh chóng và dựa trên dòng sản phẩm bơm chìm nước thải.
1. Chuẩn bị trước khi tiến hành bảo dưỡng máy bơm chìm nước thải.
Đồ bảo hộ bao gồm : Găng tay, ủng, quần áo bảo hộ, mũ, kính…
Đồ tháo lắp bao gồm tuốc nơ vít, cờ lê, kìm, mỏ lết, bộ tháo bu lông….
Dụng cụ để đồ khi tháo lắp : Có thể lấy hộp kim loại hoặc bao xác rắn , tránh lấy hộp giấy vì khi để linh kiện trong khi tháo lắp sẽ bị ướt làm mục giấy. Không để ra đất vì sẽ bị dính đất cát gây masat mài mòn phụ kiện.
2. Các công việc bảo dưỡng máy bơm chìm nước thải Tsurumi cần làm .
Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ thiết bị cơ, điện và vị trí đặt máy bơm.
Kiểm tra xem có chỗ nào bị rò rỉ dầu hay không và xử lý ngay.
Nếu thấy máy bị rung thì tiến hành xiết chặt lại các bulông, đai ốc.
Ghi chép những sự cố để tiện theo dõi.
3. Các bước tiến hành bảo dưỡng máy bơm chìm nước thải Tsurumi.
Các sản phẩm máy bơm nước thải như Tsurumi sau khi hoạt động được 4000 giờ hoặc 1 năm thì phải tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng máy một lần để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt. Công việc cần làm khi bảo dưỡng máy bơm bao gồm:
3.1) Đo điện trở và kiểm tra mức độ an toàn của dân dẫn điện.
Cần đo điên trở của các cuộn dây, điện trở giữa cuộn dây với đất và điện trở giữa cáp với đất bằng cách sử dụng ôm kế.
Tiến hành đo điện trở của các cảm biến nhiệt trên cuộn dây và của motor điện với đất, đảm bảo độ cách điện luôn ở mức an toàn.
Kiểm tra các tiếp điểm nối đầu cáp, kiểm tra xem cáp đã được tiếp đất chưa ?
Đo điên trở khi bảo dưỡng máy bơm chìm bằng ôm kế
3.2) Kiểm tra dầu trong khoang mô tơ máy bơm nước thải.
Sau quá trình kiểm tra điện trở và cáp điện tiếp đất của máy bơm chìm nước thải cần phải tháo và kiểm tra dầu trong khoang motor . Ta có thể thực hiệu việc này trong hướng dẫn sau. Tháo lượng dầu còn lại trong khoang ra và kiểm tra, nếu thấy ít hơn lượng dầu đổ vào lúc ban đầu thì chất lượng gioăng làm kín vẫn tốt. Còn nếu dầu tháo ra có vết loang nghĩa là nước đã tràn được vào khoang chứa, cần thay mới dầu và kiểm tra thay thế gioăng làm kín.
3.3 ) Làm vệ sinh máy bơm nước thải của các chi tiết khác.
Vệ sinh lại các thiết bị điện (aptomat, rơ-le,…).
Tháo các chi tiết máy bơm ra và vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra xem có chi tiết nào bị mài mòn hay hỏng hóc gì không.
Các động cơ điện cũng cần được tháo ra và vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra và thay thế ổ lăn nếu cần, tiến hành sơn lớp cách điện và sấy khô cuộn dây stato.
Tháo, kiểm tra và vệ sinh cánh bơm, kiểm tra xem cánh bơm có bị rạn nứt gì không, nếu có cần thay thế ngay tránh tình trạng để cách bơm bị vỡ, khi đó có thể sẽ bị cuốn rác thải vào buồng bơm gây chập cháy máy bơm.
4) Yêu cầu kỹ thuật cần đạt khi bảo dưỡng máy bơm chìm nước thải.
Các chi tiết máy cần được lắp ráp theo đúng thứ tự.
Loại mỡ bôi trơn sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Các khoang động cơ phải được làm kín hoàn toàn trước khi đặt máy xuống nước.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn 3 bước bảo dưỡng máy bơm chìm nước thải nhanh chóng và đúng kỹ thuật. Nếu bạn còn thắc mắc vấn đề gì hoặc chưa làm được hãy để lại bình luận ở dưới bài viết, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ các bạn.