Hướng dẫn bảo dưỡng máy thổi khí hệ thống xử lý nước thải

 09:48 31/12/2020        Lượt xem: 1253

Hướng dẫn bảo dưỡng máy thổi khí hệ thống xử lý nước thải
Thông thường máy thổi khí sẽ hoạt động ổn định trong thời gian dài, tuy nhiên trong quá hoạt động, chúng ta nên theo dõi thường xuyên tình trạng hoạt động của máy thổi khí để kịp thời phát hiện những sự cố có thể phát sinh. Chúng ta cần kiểm tra các thông số như: lượng dầu bôi trơn, kiểm tra xem có hiện tượng rò rỉ dầu hay không, kiểm tra các thông số làm việc như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng khí, rung động, và tiếng kêu của máy.

Thông thường máy thổi khí sẽ hoạt động ổn định trong thời gian dài, tuy nhiên trong quá hoạt động, chúng ta nên theo dõi thường xuyên tình trạng hoạt động của máy thổi khí để kịp thời phát hiện những sự cố có thể phát sinh.

Chúng ta cần kiểm tra các thông số như: lượng dầu bôi trơn, kiểm tra xem có hiện tượng rò rỉ dầu hay không, kiểm tra các thông số làm việc như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng khí, rung động, và tiếng kêu của máy.

Và sau đây là hướng từng bước để bảo dưỡng máy thổi khí, bạn có thể tham khảo.

Bảo dưỡng máy thổi khí

Các bước cần thiết khi bảo dưỡng máy thổi khí

Để bảo dưỡng được máy thổi khí ta không thể thiếu các thiết bị cần thiết để tháo máy hay cân chỉnh máy thổi khí như, kềm, tua vít, cờ lê, mỏ lết, găng tay, máy hút bụi và hòm đồ kỹ thuật.

Để bảo dưỡng máy thổi khí trước tiên chúng ta cần ngắt nguồn điện của máy thổi khí.

Với những lần kiểm tra bảo dưỡng định kỳ 3 đến 6 tháng thì chúng ta tiến hành thay mới dầu và mỡ bôi trơn, kiểm tra bông bầu lọc khí đầu hút, kiểm tra sức căng dây curoa.

Bảo dưỡng định kỳ 1 năm thì chúng ta nên tiến hành thay dây curoa, làm sạch ống giảm thanh đầu hút, đầu đẩy, thay mới vòng bi, phớt chặn dầu.

Với những lần kiểm tra định kỳ 2 năm chúng ta nên thay vòng bi và phớt dầu, làm sạch phần bên trong vỏ máy.

Còn những lần kiểm tra định kỳ 4 năm chúng ta nên thay bánh răng của máy thổi khí, thay cặp cánh gió.

Các bước cần thiết khi bảo dưỡng máy thổi khí

Trong quá trình bảo dưỡng chúng ta cần kiểm tra nhiệt độ của máy thổi khí. Khi làm việc nhiệt độ trên thân máy có thể lên đến 120 độ C, tuy nhiên nếu máy làm việc với nhiệt độ này liên tục thì tuổi thọ của vòng bi, phớt chặn dầu sẽ giảm, chúng ta phải lựa chọn dầu và mỡ bôi trơn cho phù hợp.

Tiến hành kiểm tra đầu lọc bụi của máy thổi khí, nếu máy làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, thì chúng ta phải kiểm tra, vệ sinh bầu lọc thường xuyên, và thay mới bông lọc.

Lắp ghép và căn chỉnh máy thổi khí là bước quan trọng bậc nhất, quyết định trực tiếp đến chất lượng của quá trình sửa chữa bảo dưỡng máy thổi khí.

Quá trình lắp ghép và căn chỉnh máy thổi khí nên được thực hiện bởi những người có tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm, và sử dụng các trang thiết bị đồ gá đỡ chuyên dụng để lắp ghép và căn chỉnh máy thổi khí.

Tiến hành chạy thử và kiểm tra các thông số làm việc của máy thổi khí nằm trong giới hạn cho phép như: Độ ồn, nhiệt độ, độ rung, lưu lượng và áp suất của máy hay không.

Bảo dưỡng máy thổi khí

Tin liên quan
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây