14:34 12/01/2021 Lượt xem: 1950
A. Các chỉ tiêu vật lý
1. Màu sắc
Nước nguyên chất không màu. Nước có màu là do các chất hòa tan, chủ yếu là chất hữu cơ nguồn gốc đất đá, thực vật sống trong nước hoặc đã phân hủy.
2. Độ cứng
Đại lượng hiển thị hàm lượng ion Ca2+, Mg2+ trong. Có 3 loại độ cứng: toàn phần, tạm thời, vĩnh cửu
Tác hại: ion Ca2+, Mg2+ kết hợp với acid béo tạo ra các hợp chất khó hòa tan
Nước mềm: <50 mg CaCO3/l
Nước thường: thường chứa đến 150 mg CaCO3/l
Nước cứng: chứa đến 300 mg CaCO3/l
3. Độ đục
Nước có độ đục cao làm cho khả năng truyền ánh sang qua nước giảm. Có nhiều phương pháp xác định độ đục. Ví dụ: JTU (Jackson Turbidity Unit), FTU (thang Nephelmeter)
Tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước thấy được.
4. Hàm lượng chất cặn
Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TSS
Cặn lơ lửng SS
Chất rắn hòa tan DS=TSS-SS
Chất rắn bay hơi VS
5. Mùi vị
Có 3 nhóm chất gây mùi chính sau đây:
Nguồn gốc vô cơ: NaCl, MgSO4(gây vị mặn), muối có đồng vị tanh, mùi clo, mùi trứng thối H2S
Nguồn gốc hữu cơ: dầu mỡ, phenol
Nguồn gốc sinh hóa: hoạt động của vi khuẩn, rong tảo
B. Các chỉ tiêu hóa học
1. Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước, tạo thành CO2, H2O
Dùng đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước
2. Nhu cầu oxy sinh học BOD (Biologycal Oxygen Demand)
Là lượng oxy cần thiết để vị khuẩn phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí
Là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước
Khí H2S: làm cho nước có mùi thối
3. Hàm lượng oxy hòa tan DO (Dissolued oxygen)
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: áp suất, nhiệt độ, đặc tính của nguồn nước (vi sinh, hóa học, thủy sinh).
Độ hòa tan tăng khi áp suất tăng, độ hòa tan giảm khi nhiệt độ tăng.
4. Các hợp chất của nitơ
Dựa theo mức độ có mặt các hợp chất nitơ mà ta đánh giá mức ô nhiễm nguồn nước
5. Các hợp chất của axit cacboxylic
Độ ổn định của nước phụ thuộc vào trạng thái cân bằng giữa các dạng ion của axit
pH: có ý nghĩa quan trọng trong các quá trình lý hóa
Sắt: hàm lượng sắt cao hơn 0.5g/l có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo
Các hợp chất của axit silic: sự tồn tại phụ thuộc vào giá trị pH
Các hợp chất clorua: > 250 mg/l có vị mặn
Các hợp chất sunfat: > 250 m/l gây tổn hại sức khỏe con người
Các hợp chất phosphate: do nhiễm bẩn phân rác
Hợp chất florua: ở giếng nước sâu chứa 2 – 2.5 mg/l dạng CaF2 & MgF. Thường xuyên sử dụng nước có hàm lượng florua > 1.3 mg/l hoặc < 0.7 mg/l gây ra bệnh loại men rang
C. Các chỉ tiêu vi sinh
1. Các loại rong tảo
Rong tảo phát triển trong nước làm nhiễm bẩn nguồn nước, làm nước có màu xanh
Tùy vào mỗi loại nước thải của mỗi ngành công nghiệp có một đặc tính riêng (sản xuất bột ngọt, sản xuất café, sản xuất bia, sản xuất đường, sản xuất giấy, sản xuất cao su, ngành xi mạ, ngành khoáng sản, ngành dệt nhuộm, sản xuất thép, chế biến thủy sản, ngành da giày, … ) mà có những quy định tiêu chuẩn rõ ràng và nghiêm ngặt để đánh giá chất lượng khác nhau.
2. Vi trùng
Vi trùng trong nước gây bệnh: lỵ, thương hàn, dịch tả, bại liệt… Người ta dựa vào sự tồn tại của E.Coli (Số con vi khuẩn coli trong 1 lít nước, chuẩn số coli: lượng ml nước có 1 vi khuẩn coli) để xác định, do nó khả năng tồn tại cao hơn các loài vi khuẩn khác.
0939 873 836
0292 373 4624