Xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư, Trung tâm thương mại

 10:32 18/09/2019        Lượt xem: 2788

Xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư, Trung tâm thương mại

Nước thái sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác.
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt các công trình xử lý nước thải sinh hoạt Khu dân cư, Trung tâm thương mại  với chi phí thấp và hiệu quả cao cho các doanh nghiệp, công ty,...trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau...Công ty chúng tôi không ngừng tìm ra các giải pháp môi trường tiên tiến nhất hiện nay để phục vụ các quý khách hàng và đối tác.

1. Nguồn gốc và tính chất nước thải sinh hoạt Khu dân cư, Trung tâm thương mại

Nước thái sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác.Thành phần của nước thải sinh hoạt tại khu dân cư, chợ, trung tâm thương mại gồm 2 loại:

- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

- Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.

Bảng nồng độ ô nhiễm của nước thải tại sinh hoạt Khu dân cư, Trung tâm thương mại

STT

Thông số

Tổng tải lượng 

(g/ngày)

Nồng độ ô nhiễm

(mg/l)

1

BOD5

9.000 – 10.800

577 – 692,3

2

COD

14.400 – 20.400

923,1 – 1.307,7

3

Chất rắn lơ lửng

14.000 – 29.000

897,4 – 1.858,9

4

Dầu mỡ

2.000 – 6.000

128,2 – 384,6

5

Tổng Nitơ

1.200 – 2.400

76,9 – 153,8

6

Tổng phospho

120 – 900

7,7 – 57,7

7

Amoniac (NH3)

480 – 960

30,7 – 61,5

 2. Chất lượng nước thải sinh hoạt Khu dân cư, Trung tâm thương mại sau xử lý

Nước thải sau xử lý đạt cột A theo QCVN 14:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Bảng chất lượng nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

TT

Thông số

Đơn vị

QCVN 14:2008/BTNMT, cột A

1

pH

-

5 – 9

2

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

3

BOD5

mg/l

30

4

Amoni (tính theo N)

mg/l

5

5

Nitrat (NO3-)

mg/l

30

6

Photphat (PO4-)

mg/l

6

7

Tổng Coliforms

MPN/100ml

3000

3.  Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Khu dân cư, Trung tâm thương mại

công nghệ xử lý nước thải khu dân cư, trung tâm thương mại, quy tình xử lý nước thải khu dân cư, cách xử lý nước thải khu dân cư hiêu quả nhất
Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu dân cư và Trung tâm thương mại

4.  Thuyết minh quy trình nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Khu dân cư, Trung tâm thương mại

Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt được thu gom theo hệ thống thu gom nước thải đi đến hố thu gom. Trước khi vào hố thu gom, nước thải phải đi qua các song chắn rác được bố trí trước hố nhằm giữ lại các thành phần rác thô, cặn lơ lững có kích thước tương đối lớn nhằm tránh gây ảnh hưởng cho các công trình phía sau. Sau khi được tách, rác sẽ được xử lý định kỳ còn nước thải được tập trung về bể thu gom. Từ bể thu gom nước thải sẽ đi qua hệ thống các ngăn trong bể tách mỡ. Tại đây, dầu mỡ và các chất có tỷ trọng nhẹ hơn nước sẽ nổi lên và được giữ lại, còn lại nước thải tiếp tục chảy vào bể điều hòa.

Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước). Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào. Đặc biệt đối với nước thải khách sạn, nhà hàng có số lượng khách đến không ổn định.

Trong bể chứa điều hòa có lắp đặt hệ thống cấp khí bằng máy thổi khí nhằm tăng cường mức độ đồng đều của nước thải về thành phần trước khi vào các công đoạn xử lý tiếp theo. Việc sục khí khuấy trộn còn có tác dụng chống lắng cặn lơ lửng để tránh làm giảm thể tích làm việc hữu ích của bể và tránh được hiện tượng phân hủy yếm khí trong thời gian nước thải lưu tại bể, điều này phát sinh mùi khó chịu.

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm vào bể sinh học kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới

Sau bể kỵ khí nước thải được dẫn qua cụm bể thiếu khí và bể hiếu khí kết hợp với giá thể MBBR. Bể thiếu khí kết hợp hiếu khí được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho.

Nước thải sau khi qua bể thiếu khí sẽ tự chảy và bể hiếu khí kết hợp với giá thể MBBR. Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 1.000-3.000 mg MLSS/L. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cấp vào bể hiếu khí bằng máy thổi khí và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm lượng oxy hòa tan trong nước thải tại bể hiếu khí luôn được duy trì trong khoảng 2 – 3 mg/l nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh vật sống và tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, Các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm.

Quá trình oxi hóa các chất hữu cơ theo phương trình cơ bản sau:

CxHyOz + O2  →  CO2 + H2O + DH

-    Quá trình tổng hợp tế bào mới theo phương trình cơ bản sau:

CxHyOz + NH3 + O2   →  Tế bào mới + CO2 + H2O + C5H7NO2 - DH

-    Quá trình phân hủy nội bào theo phương trình cơ bản sau:

C5H7NO2 + 5O2   →  5CO2 + 2H2O + NH3 ±DH

Đồng thời, trong quá trình phân hủy hiếu khí, các vi sinh vật thực hiện các quá trình chuyển hóa ni tơ, chuyển nitơ từ dạng hữu cơ thành nitrate, quá trình này được gọi là quá trình nitrate hóa. Quá trình nitrate hóa được thực hiện qua các bước sau:

-    Chuyển hóa Nitơ Amôniắc thành Nitrite dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrosomonas:

Nitơ Ammoniac  +  1.5 O2  ® Nitrite  +  H2O  +  giảm độ kiềm

-    Chuyển hóa Nitrite thành Nitrate dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrobacter:

Nitrite  +  0.5 O2   -> Nitrate

-    Quá trình nitrate hóa được mô tả bằng phương trình phản ứng sau:

Nitơ Ammoniac  + 2O2 -> Nitrate + H2O + giảm độ kiềm

Phần lớn thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (BOD) được loại bỏ trong các quá trình này.

MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, được mô tả một cách dễ hiểu là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa hiếu khí truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.;

Ưu điểm nổi bật của màng lọc MBBR

  • Chịu được tải trọng hữu cơ cao, 2000-10000gBOD/m³ngày, 2000-15000gCOD/m³ngày.
  • Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
  • Loại bỏ được Nito trong nước thải.
  • Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao: Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng, vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
  • Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
  • Hiệu quả xử lý cao.
  • Tiết kiệm diện tích xây dựng: diện tích xây dựng của MBBR nhỏ hơn so với hệ thống xử lý nước thải hiếu khí đối với nước thải đô thị và công nghiệp.
  • Dễ dàng vận hành.
  • Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao, do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.

Sau khi qua xử lý hiếu khí kết hợp với giá thể MBBR, nước thải được đưa qua bể lắng. Tại đây, tất cả vi sinh vật và cặn lơ lững được giữ lại được gọi là bùn thải sinh học. Và các lượng bùn này một phần sẽ được tuần hoàn lại bể hiếu khí, thiếu khí để tiếp tục làm nhiệm vụ xử lý nước, phần còn lại sẽ được bơm về bể chứa bùn. Nước sau bể lắng sẽ tiếp tục vào bể khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh và nước sạch được đưa ra nguồn tiếp nhận.

Trên đây là quy trình xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về các công nghệ xử lý nước thải mới nhất hiện nay.

Tin liên quan
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây