04:11 30/09/2020 Lượt xem: 1780
XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT Ở CẦN THƠ
Xử lý nước thải sinh hoạt ở Cần Thơ luôn là bài toán nan gian do dân số ngày càng tăng, vấn đề do ô nhiễm nước thải sinh hoạt ngày càng trở nên đáng lo ngại không chỉ thành phố Cần Thơ mà các thành phố lớn khác.
Đứng trước nhu cầu xả thải ngày càng tăng do sự gia tăng dân số, yêu cầu xử lý nước thải sinh hoạt ở Cần Thơ ngày càng nhận được sự quan tâm không chỉ từ chính quyền mà còn từ bản thân người dân Cần Thơ. Bởi nước thải không qua xử lý, xả thẳng vào ao hồ sông suối không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh mà còn là nơi dịch bệnh xuất hiện.
Công ty TNHH Phát triển công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn, thiết kế, lắp đặt các công trình xử lý nước thải sinh hoạt ở các tỉnh phía Nam như: Đồng tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ,.... Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này Công ty chúng tôi gửi đến khách hàng phương pháp xử lý nước thải hiệu quả tối ưu, chất lượng đến ngành nghề quý doanh nghiệp đang kinh doanh.
Phương án xử lý nước thải tại dự án như sau: nước thải từ các hộ gia đình sẽ được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại tại mỗi hộ gia đình, nước thải từ vệ sinh cá nhân của ban quản lý chợ, khách hàng và chủ hộ kinh doanh tại chợ được xử lý cục bộ bằng hầm tự hoại chung. Hai dòng thải này sau khi xử lý qua bể tự hoại sẽ được thu gom cùng với nước thải từ quá trình vệ sinh các điểm kinh doanh thực phẩm tươi sống dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập để xử lý triệt để, đảm bảo nước thải vào nguồn tiếp nhận đạt QCVN 14:2008/BTNMT (mức A).
Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải tại dự án như sau:
Công trình xử lý nước thải cục bộ tại dự án là bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc một (xử lý sơ bộ) đồng thời thực hiện hai chức năng: lắng nước thải và lên men cặn lắng. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại nêu trên hình 2. Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng, xây dựng bằng gạch, bêtông cốt thép, hoặc chế tạo bằng vật liệu composite. Bể được chia thành 2 hoặc 3 ngăn.
Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: phần lắng nước thải (phía trên) và phần lên men cặn lắng (phía dưới). Nước thải vào với thời gian lưu lại trong bể từ 1 đến 3 ngày. Do vận tốc trong bể bé nên phần cặn lắng lơ lửng được lắng lại. Hiệu quả lắng cặn trong bể tự hoại từ 40 – 60%, phụ thuộc vào nhiệt độ và chế độ quản lý, vận hành bể.
Cặn trong bể tự hoại được lấy ra theo định kỳ. Mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn.
*** Hệ thống xử lý nước thải tập trung:
Nước thải của 3 dòng thải sau khi xử lý sơ bộ được đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (cột A, k=1).
Công nghệ xử lý nước thải được áp dụng tại dự án là công nghệ sinh học tiếp xúc hiếu khí (ASBC) với giá thể là vật liệu tiếp xúc PVC. Bể ASBC là sự kết hợp giữa công nghệ xử lý bằng bùn hoạt tính và lọc bám dính, có khả năng xử lý hiệu quả các hợp chất hữu cơ và N, P có trong nước thải.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải như sau:
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ dân cư, nước thải vệ sinh cá nhân tại khu chợ và nước thải từ vệ sinh các điểm kinh doanh thực phẩm tươi sống trong khu chợ sẽ được tập trung và đưa qua song chắn trước khi vào bể điều hòa.
Song chắn rác: có nhiệm vụ giữ lại các thành phần rác, cặn có kích thước lớn như: giấy, vụn thức ăn, giẻ rách,lá cây … sau đó được bơm nước thải chìm bơm đến bể điều hoà.
Bể điều hoà: có nhiệm vụ ổn định lưu lượng nước thải của hệ thống xử lý. Do nước thải sinh ra từ dự án có lưu lượng khác nhau ở từng thời điểm trong một ngày, trong khi các công trình xử lý phía sau đòi hỏi một lưu lượng ổn định. Tại đây, nước thải được bơm đến bể sinh học tiếp xúc bằng hai bơm chìm đặt dưới đáy bể.
Bể sinh học tiếp xúc: thực hiện quá trình phân huỷ các chất bẩn bằng phương pháp sinh học, trong đó các vi sinh vật dính bám vào giá thể vi sinh tạo thành từng lớp. Quá trình phân huỷ các hợp chất xảy ra khi các chất bẩn được khuếch tán vào các lớp vi sinh này. Các vi sinh vật lấy oxy được cấp vào từ máy thổi khí chìm thực hiện quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng và sinh khối. Nước thải sau khi qua bể xử lý sinh học sẽ chảy sang bể lắng.
Bể lắng: có nhiệm vụ tách bùn hoạt tính và nước thải đã xử lý. Các bông bùn có kích thước lớn nhờ trọng lực lắng xuống đáy bể. Còn phần nước trong theo máng thu nước dẫn vào bể khử trùng.
Phần bùn lắng sinh ra một phần được tuần hoàn lại bể sinh học tiếp xúc để đảm bảo lượng bùn trong bể sinh học ổn định, một phần được bơm đến bể chứa bùn và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
Bể khử trùng: nước thải sau khi qua quá trình xử lý sinh học có rất nhiều vi sinh học gây bệnh trong nước, do đó trước khi thải ra nguồn xả, nước được đưa qua bể tiếp xúc khử trùng để vi sinh vật gây bệnh bị khử nhờ dung dịch clorine. Nước thải sau khi xử lý bằng chlorine loại bỏ khoảng 98 – 99% số vi sinh vật.
Bể chứa bùn: bể chứa bùn có chức năng chứa và phân hủy bùn sinh học sinh ra từ bể lắng. Theo định kì hàng tháng bùn này sẽ được xe hút bùn hút và mang đi thải bỏ đúng nơi quy định.
0939 873 836
0292 373 4624