So sánh ưu điểm, nhược điểm của hầm ủ biogas composite và hầm biogas xây gạch

 14:40 19/09/2019        Lượt xem: 2632

So sánh ưu điểm, nhược điểm của hầm ủ biogas composite và hầm biogas xây gạch

Hầm biogas composite: Lắp đặt nhanh, bền, nhẹ, dễ di chuyển, kín, không bị axit ăn mòn, nhanh có khí biogas, lượng biogas nhiều hơn hầm xây gạch, tự động phá váng và tự động đẩy phân bã ra khỏi hầm...
 

Bảng: So sánh ưu, nhược điểm của hầm biogas composite với hầm xây gạch

BIOGAS COMPOSITE

BIOGAS XÂY GẠCH

 

- Lắp đặt nhanh chóng (trong 1 ngày);

- Kiểm tra được độ kín ngay sau khi lắp đặt

- Mất thời gian vài ngày;

- Không kiểm tra được độ kín ngay sau khi lắp đặt

Độ bền cao. Có khả năng chịu được tác động cơ học và hoá học. Nên có thể lắp đặt ở nơi nền đất yếu, đất lún kể cả vùng đá sỏi, vùng nhiễm mặm, đất phèn,...

Dễ bị lún, nứt, dễ bị dò khí ra ngoài không khắc phục được. Dễ bị axít ăn mòn bề mặt bê tông, làm cho hầm bị dò khí ra ngoài

- Áp lực khí biogas cao đến 1,6 mH2O và có khả năng tự điều áp;

- Khi biogas quá nhiều hầm tự động xả khí thông qua hai cột điều áp. Không cần van an toàn

- Hầm xây thông thường chỉ có áp lực khí biogas 0,8  mH2O;

- Phải có van an toàn hoặc ống tự động xả khí thừa 

- Tự động phá váng và đẩy phân bã ra khỏi hầm;

- Rất thuận tiện khi hút cặn (khoảng 4 -5 năm/lần) ra khỏi hầm do cột điều áp rộng.

 

- Khả năng phá váng và đẩy phân bã ra khỏi hầm thấp hơn so với hầm composite;

Bất tiện khi hút cặn (khoảng 4 -5 năm/lần) ra khỏi hầm do phải tháo nút cổ hầm làm gián đoạn quá trình sử dụng biogas

Lắp đặt xong, dùng một thời gian có thể đào lên di chuyển đi nơi khác một cách dễ dàng

Hầm xây bằng gạch không thể làm được điều này

Tin liên quan
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây